#CÁCH Hướng dẫn chuyển host cho WordPress chuẩn nhất từ A-Z
Hôm nay Phong Mỹ Design sẽ hướng dẫn cho tất cả mọi người 2 cách đơn giản để có thể tự chuyển host cho WordPress từ A-Z cực kỳ đơn giản, ngay cả tay mơ cũng có thể thực hiện được.
Tuy nhiên, việc chuyển hosting cũng có nhiều hệ lụy xấu như nguy cơ bị mất toàn bộ dữ liệu của mình do thao tác nhầm hoặc sai gây ảnh hưởng lớn đến công sức đã xây dựng website nhiều năm tháng của chính bạn.
Để đảm bảo các bước làm của bạn là chính xác, hãy theo dõi từng bước 1 mà Phong Mỹ hướng dẫn bên dưới nhé. Đảm bảo bạn sẽ không cần phải tốn 1 khoản chi phí để nhờ coder chuyển website giúp nữa.
BƯỚC 1: SAO LƯU DỮ LIỆU WEBSITE
Việc trước tiên khi bạn tiến hành chuyển web WordPress sang hosting mới là chúng ta cần phải backup tất cả dữ liệu cho website. Đây là bước quan trọng nhất trước khi tiến hành chuyển website WordPress.
Về việc nén mã nguồn, nếu bạn sử dụng Cpanel, thì có thể xem bên dưới.
Truy cập vào Cpanel của hosting cũ, vào tiếp File manager -> public_html và tiến hành chọn tất cả file, click chuột phải và chọn Compress
Tiếp đó, 1 bảng popup hiện lên, chúng ta sẽ chọn loại nén là Zip Archive, tua chuột xuống dưới một tí & tiến hành đặt tên cho file nén
Sau khi nén xong, chúng ta sẽ có 1 file như ảnh, tiến hành click chuột phải và download file đó về máy tính là xong bước 1.
Bước 2: Export cơ sở dữ liệu của website hiện tại
Tiến hành truy cập vào phpmyadmin của web hiện tại.
Chọn tên csdl đang sử dụng, click vào tab Export, chọn loại nén file là zip để file tải về dung lượng nhẹ hơn.
Bước cuối cùng là ấn button GO nằm dưới cùng.
Khi nào trình duyệt tải xong file csdl về là hoàn tất quá trình Export csdl rồi đó.
Bước 3: Upload mã nguồn lên WordPress hosting mới.
Để có thể upload được dữ liệu lên hosting thì có 2 cách cơ bản như sau:
– Upload mã nguồn trực tiếp thông qua WordPress hosting panel.
– Upload file thông qua phần mềm FTP như Cyberduck, Filezilla,..
Upload qua hosting panel:
Bạn cần login vào hosting theo thông số mà Nhà cung cấp đã gửi sang email cho bạn, upload file zip vừa tải về lên thư mục public_html, hoặc thư mục htdocs đối với 1 số nhà cung cấp khác.
Và tiến hành giải nén file zip đã upload lên. File bên trên tên là backup_phongmy.vn.zip chứ không phải wordpress.zip như ảnh dưới nhé, note rõ kẻo 1 số bạn nhìn ảnh mất công đi tìm nữa
Up file trực tiếp từ FTP:
Ở đây, Phong Mỹ sẽ hướng dẫn bằng phần mềm Cyberduck.
Ấn vào Open Connection.
Điền các thông số vào để kết nối ftp
1: điền IP hosting mới.
2: điền username nhà cung cấp gửi.
3: điền Password nhà cung cấp gửi
Tiếp theo, truy cập vào folder public_html, tiến hành kéo file zip vừa tải về từ vị trí 1 đến vị trí 2 như hình dưới.
ở bài viết này, chúng tôi hướng dẫn upload file zip từ máy tính vào FTP mà không hướng dẫn giải nén file zip ra trước rồi mới tiến hành upload lên FTP bằng cách kéo thả như thế này. Đơn giản vì số lượng file khá lớn, nếu upload bằng cách giải nén trước cực kỳ mất thời gian.
Còn đối với trường hợp Edit code thì bạn chỉ mới cần kéo từng file cần thiết thôi nha.
Lưu ý:
hướng dẫn áp dụng cho tên miền chính của hosting, nếu bạn sử dụng sub-domain hoặc tên miền addon thì phải upload dữ liệu vào đúng folder nhé.
Không phải lúc nào cũng upload vào public_html
Sau khi upload file hoàn tất, bạn tiến hành truy cập vào Cpanel -> public_html và giải nén như bước upload file bằng Cpanel nhé.
Bước 4. Tạo cơ sở dữ liệu cho WordPress trên hosting mới.
Để website mới hoạt động được chúng ta cần chuyển dữ liệu cũ sang dữ liệu bên hosting mới.
Để có 1 cơ sở dữ liệu mới, chúng ta sẽ:
• Tiến hành tạo một csdl mới.
• Tạo một tài khoản người dùng mới
• Phân quyền cho người dùng và csdl với quyền là All Privileges.
Nếu bạn chưa rõ bước này có thể xem đoạn cách tạo cơ sở dữ liệu trên Cpanel
Bước 5: import cơ sở dữ liệu vào website mới
Truy cập vào phpmyadmin của hosting mới, chọn tên cơ sở dữ liệu. nhấp vào tab import
1: chọn đúng tên csdl đã tạo
2. nhấp vào import
3. chọn file csdl đã backup ở bước trước, nhấn Go.
Chờ quá trình import hoàn tất, nếu bạn thấy 1 dòng thông báo màu xanh lá thì là chuẩn, còn mà thông báo màu đỏ thì quá trình lỗi, và lúc này thì cần đọc lỗi thôi, hoặc xóa toàn bộ table đã được import và tiến hành import lại thử.
Bước 6. Chỉnh sửa file wp-config.php
File này giúp website của bạn kết nối được với MYSQL giúp website có thể hoạt động. Để edit file wp-config.php này, ta lại truy cập vào Cpanel – File Manager – public_html và click phải vào wp-config.php và chọn Edit
Nếu bạn sử dụng Cyberduck FTP thì cũng tương tự, chọn file wp-config.php ấn tổ hợp phím Ctrl + K để mở file.
Sau khi mở file, bạn thay thế 3 thông số DB_name, DB_user, DB_pass vào file và lưu lại
Đến bước này là bạn đã hoàn tất rồi đó, truy cập website lại thôi nào.
Như bạn cũng thấy rồi đó, Phong Mỹ chia ra thành các bước ngắn gọn như trên. Giúp cho quá trình hướng dẫn chuyển host cho WordPress không hề khó khăn tí nào cả.
Cần thiết nhất chính là phải cẩn thận từng bước trong quá trình làm là được.
Bước phụ: chuyển tên miền cho WordPress
Nếu bạn chuyển website WordPress sang tên miền mới thì bạn nên xem qua đoạn hướng dẫn này, còn không thì bạn có thể tua xuống và bỏ qua đoạn này nhé.
Trên WordPress có 1 chút khó khăn đối với những người không chuyên môn, đó là chuyển tên miền quá khó khăn. Đối với các mã nguồn PHP đơn thuần, chỉ cần copy và đặt lên hosting có tên miền mới là mọi thứ đâu vào đấy. Còn wordpress thì …
Vâng, thực ra việc chuyển tên miền trong WordPress cũng không quá khó khăn như bạn nghĩ đâu, hãy xem hết loạt hướng dẫn này nhé.
Bước đầu tiên khi đổi tên miền: cần vào trình quản lý tên miền và trỏ tên miền về nhà cung cấp hosting mới, do quá trình này có thể mất từ 2 – 4 giờ tùy vào nhà cung cấp nên chúng ta sẽ ưu tiên làm trước.
Sau đó, tiến hành mở Phpmyadmin lên, chọn tên csdl của bạn, chọn vào bảng wp_options,
Tiền tố wp_ là mặc định của WordPress, có thể sẽ không giống như của csdl mà bạn đang làm, chỉ cần quan tâm là table nào có chữ _options là được.
Truy cập vào table wp_options, tiến hành nhập link website vào 2 ô có option_name là “siteurl” và “home”, chỉ nên nhập http:// ở đầu, không nên nhập https vì có nhiều bạn chưa cấu hình SSL trên host thì sẽ không truy cập được nhé.
Vậy là sau bước này, bạn đã có thể truy cập vào website + admin rồi.
Nhưng toàn bộ link bài viết, link ảnh vẫn là của domain cũ, bạn cần cài plugins Better search and replace để thay thế toàn bộ link domain cũ thành domain mới nhé
Chúc bạn thành công!
Hiện tại Phong Mỹ đang có chương trình khuyến mãi mua 1 năm hosting tặng 3 tháng hosting đi kèm mà giá vẫn không đổi
Truy cập SSD Hosting để xem ngay nhé.
Thông tin liên hệ, hỗ trợ trực tuyến - PHONG MỸ DESIGN
CÔNG TY TNHH TMDV PHONG MỸ
Hotline / Zalo: 0973.01.02.58 - 0987.34.52.58
Email: info@phongmy.vn
Website: www.phongmy.vn
Địa chỉ: 160/10A Đ.ấp Thới Tây 2, ấp Thới Tây 2, Xã Tân Hiệp,H.Hóc Môn, TP.HCM
MST: 0316093547